Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Thiết bị nặng 1200 tấn này vừa được Trung Quốc vận chuyển tới Pháp để lắp đặt 'Mặt Trời nhân tạo'

Theo đài CGTN, tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) vừa vận chuyển một bộ phận đặc biệt quan trọng phục vụ dự án Lò phản ứng Thí nghiệm Nhiệt hạt nhân Quốc dịch thuật tế (International Thermonuclear Experimental Reactor – ITER) trị giá 21 tỷ USD tại trung tâm nghiên cứu khoa học Cadarache, Pháp.

Thiết bị nặng 1200 tấn này vừa được Trung Quốc vận chuyển tới Pháp để lắp đặt Mặt Trời nhân tạo - Ảnh 1.

Mặc dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc vận chuyển đế giữ lạnh vẫn phải theo đúng tiến độ đề ra (Ảnh chụp màn hình)

Có trọng lượng lên tới 1200 tấn, bộ phận này được gọi là đế giữ lạnh, vốn đóng vai trò là lá chắn quan trọng cho lò phản ứng thuộc kiểu Tokamak của dự án ITER.

Theo CNNC, đế giữ lạnh phải được vận chuyển theo đúng tiến độ để dự án ITER có thể khởi động quá trình lắp đặt lò. Khoảng 48 nhân viên của CNNC hiện đang chuẩn bị tháo dỡ và lắp đặt thiết bị tại Pháp. Vào tháng 9 năm ngoái, CNNC đã kí kết hợp đồng hợp tác với ban quản lý dự án ITER.

"Chúng tôi tự tin mình có thể hoàn thành nhiệm vụ đạt cả về chất lẫn lượng", Li Quang, giám đốc dự án ITER, đồng thời cũng là phó tổng quản lý của CNNC cho biết.

Dự án quan trọng và đắt đỏ bậc nhất thế giới, chỉ sau trạm vũ trụ ISS

Được lắp ráp từ 1 triệu linh kiện kích cỡ lớn và khoảng 10 triệu linh kiện nhỏ, lò ITER có đường kính và chiều cao khoảng 30,5 m. Với trọng lượng 25000 tấn, đây cũng là lò phản ứng nhiệt hạch nhất thế giới, có thể tạo ra dòng plasma nóng tới 150 triệu độ C. Nhiệt độ này thậm chí còn nóng hơn cả lõi của Mặt Trời.  

Thiết bị nặng 1200 tấn này vừa được Trung Quốc vận chuyển tới Pháp để lắp đặt Mặt Trời nhân tạo - Ảnh 2.

Lò ITER có trị giá 21 tỷ USD, được xây dựng dưới sự hợp tác của 30 quốc gia

Lò ITER hoạt động dựa trên nguyên lý nhiệt hạch, khi hai hạt nhân nhẹ của hydro là deuterium và tritium được kết hợp để tạo thành một hạt nhân heli nặng hơn và giải phóng năng lượng. Đây cũng chính là quá trình chính tạo nên sức mạnh của những ngôi sao như Mặt Trời. 

Nói cách khác, mục tiêu xây dựng một lò phản ứng nhiệt hạch có thể so sánh với việc "tạo ra một Mặt Trời nhân tạo trên Trái Đất và cắm dây điện vào nó để sử dụng", theo chuyên gia Jonathan Menard, hiện đang làm việc tại Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma Princeton.

Mặc dù vậy, để phản ứng nhiệt hạch xảy ra cần mức nhiệt độ rất cao, lên tới 120 triệu độ C, cao hơn nhiều lần nhiệt độ ở lõi Mặt trời. Ở mức nhiệt độ này, mọi vật chất đều tồn tại trong trạng thái plasma. 

Đây cũng chính là mục tiêu xây dựng cơ bản của lò ITER, nhằm tạo ra hỗn hợp plasma với nhiệt độ lên tới 150 triệu độ C - tức là cao gấp 10 lần nhiệt độ trên bề mặt của Mặt Trời. Để tạo ra nhiệt độ siêu nóng này, ITER sử dụng một buồng từ trường hình xuyến có tên Tokamak. 

Thiết bị nặng 1200 tấn này vừa được Trung Quốc vận chuyển tới Pháp để lắp đặt Mặt Trời nhân tạo - Ảnh 3.

Đế giữ lạnh đóng vai trò lá chắn bảo vệ cho lò phản ứng thuộc kiểu Tokamak của dự án ITER (Ảnh chụp màn hình)

Theo đó, nhiên liệu trong buồng Tokamak được nung nóng tới trên 150 triệu độ C, hình thành plasma cực nóng. Sau đó, các nhà khoa học sẽ dùng từ trường cực mạnh để đưa plasma ra khỏi vỏ an toàn. 

Theo kế hoạch, lò ITER sẽ trang bị cuộn dây siêu dẫn tạo ra từ trường với sức mạnh gấp 100.000 lần từ trường của Trái Đất. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng thiết kế một bồn chứa có đường kính 6m để giam hãm 840 mét khối plasma, tương đương 1/3 thể tích một bể bơi tiêu chuẩn Olympic

Đáng chú ý, dù đạt được nhiệt độ siêu cao, lò phản ứng kiểu Tokamak lại không thể duy trì dòng plasma liên tục trong một khoảng thời gian dài. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã tìm tới một phương án có tên plasma tự duy trì. Cụ thể, khi đạt nhiệt độ 150 triệu độ C, deuterium và tritium sẽ được tổng hợp để tạo ra nguyên tử heli, vốn sẽ bay trong lòng lò và va chạm với thành lò để sản sinh năng lượng dưới dạng nhiệt để đảm bảo plasma có thể tự duy trì trạng thái như vậy một cách liên tục.

Thiết bị nặng 1200 tấn này vừa được Trung Quốc vận chuyển tới Pháp để lắp đặt Mặt Trời nhân tạo - Ảnh 4.

Với trọng lượng 25000 tấn, đây cũng là lò phản ứng nhiệt hạch nhất thế giới, có thể tạo ra dòng plasma nóng tới 150 triệu độ C (Ảnh minh họa)

Được biết, dự án xây dựng lò ITER có sự tham gia đóng góp vốn và công nghệ của tổng cộng 35 quốc gia trong vòng 30 năm qua. Liên minh Châu Âu (EU), nơi đặt tổ hợp ITER, đóng góp 45% tổng mức đầu tư của dự án. 

Dự kiến, lò phản ứng tổng hợp hạt nhân của dự án sẽ đi vào hoạt động năm 2025. Sau khi hoàn thành, lò phản ứng tổng hợp hạt nhân này sẽ cho phép thế giới nghiên cứu và thí nghiệm về vật lý plasma vào sản xuất điện năng trên quy mô lớn từ các nhà máy điện tổng hợp hạt nhân.

Nếu có thể sản xuất năng lượng theo dự kiến, đây sẽ là lò phản ứng đầu tiên của kỷ nguyên năng lượng nhiệt hạch, giúp thu hẹp khoảng cách từ nghiên cứu nhiệt hạch trong phòng thí nghiệm đến tạo ra điện nhiệt hạch cho các thành phố. Tới năm 2030, nhân loại sẽ có thể xây dựng nhà máy điện nhiệt hạch đầu tiên với công suất khoảng 1GW.

Xem phóng sự của Đài CGTN về hoạt động vận chuyển trang thiết bị từ Trung Quốc tới Pháp phục vụ cho việc lắp đặt lò ITER. Nguồn :CGTN

Tổng hợp

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Bản thiết kế của iPhone 12 Pro Max cho thấy đây sẽ là chiếc iPhone lớn nhất từ trước đến nay

Công tác bảo mật của Apple năm nay dường như không được cải thiện là bao, khi mà hôm nay, các bản thiết kế CAD của mẫu iPhone lớn hơn so với iPhone 12 Pro – iPhone 12 Pro Max – đã bị rò rỉ, qua dịch thuật đó xác nhận thiết kế mà Apple dự định mang lên mẫu flagship sắp ra mắt của hãng.

Các bản thiết kế CAD được đăng tải trên kênh YouTube EverythingApplePro cũng như tài khoản Twitter của leaker Max Weinbach. Các bản CAD này tiết lộ cho chúng ta điều gì về iPhone 12 Pro Max?

- Đầu tiên, iPhone 12 Pro Max sẽ là mẫu iPhone lớn nhất mà Apple từng sản xuất, với màn hình lên đến 6.7-inch.

- Thiết kế của máy quả thực trông giống một chiếc iPad Pro thu nhỏ (hay một chiếc iPhone 5 phóng to). Nó có bộ khung phẳng bằng thép không gỉ, trái ngược với bộ khung bo cong trên các mẫu iPhone hiện nay.

- Viền màn hình của máy sẽ chỉ mỏng 1,55mm. Để tiện so sánh thì viền này mỏng hơn gần 1mm so với viền 2,52mm trên iPhone 11 Pro Max.

- Độ dày tổng thể của thiết bị sẽ vào khoảng 7,4mm, giảm đi đôi chút so với độ dày 8,1mm của iPhone 11 Pro Max.

- iPhone 12 Pro Max cũng sẽ có nhiều màu mới, bao gồm xanh dương nhạt, tím, và cam nhạt.

Bản thiết kế của iPhone 12 Pro Max cho thấy đây sẽ là chiếc iPhone lớn nhất từ trước đến nay - Ảnh 1.

Ảnh dựng iPhone 12 Pro Max từ bản CAD

Tuy nhiên, điều thú vị nhất mà bản CAD tiết lộ là iPhone 12 Pro Max có một đầu vào trông giống cổng Smart Connector. Bạn có nghe quen quen không? Smart Connector là cổng hiện đang được sử dụng trên một số mẫu iPad, cho phép chúng kết nối với các bàn phím Smart và Magic Keyboard của hãng. Có nghĩa là Apple nhiều khả năng đang dự định tung ra một phụ kiện bàn phím cho iPhone 12 Pro Max. Xét kích cỡ màn hình 6.7-inch, chiếc iPhone này vừa đủ lớn để kết hợp với một bàn phím gắn ngoài. Tất nhiên, đầu vào này cũng có thể là một Smart Connector được thiết cho một số loại thiết bị khác mà Apple vẫn chưa tung ra.

iPhone 12 Pro Max được cho là sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay, cùng với 3 mẫu iPhone khác. Hồi đầu tuần này, Apple đã tung ra chiếc iPhone mới nhất – iPhone SE thế hệ 2. Bạn có thể xem toàn bộ các bản thiết kế CAD của iPhone 12 Pro Max trong đoạn video bên dưới.

Lộ diện thiết kế iPhone 12 Pro Max thông qua các bản CAD bị rò rỉ

Tham khảo: FastCompany

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt 'bảng vàng' Forbes về đóng góp chống Covid-19

Theo thông tin từ Forbes, tại khu vực châu Á, giới tỷ phú như Jack Ma, Masayoshi Son,… đã có nhiều hoạt động để ủng hộ cuộc chiến chống Covid-19, từ quyên góp tiền, tăng cường sản xuất thiết bị y tế cho đến tham gia sản xuất vaccine.

Tại Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup đang là cá nhân duy nhất được vinh danh trong cùng bảng vàng với những tỷ phú nói trên.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt bảng vàng Forbes về đóng góp chống Covid-19 - Ảnh 1.

Hãng tin của Mỹ đã liệt kê những đóng góp của ông và tập đoàn Vingroup trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19 tại Việt Nam. Trong tháng 4 này, Vingroup là đơn vị đi tiên phong trong hoạt động sản xuất máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560 đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

Lợi thế của Vingroup là sở hữu 2 công ty con chuyên sản xuất ô tô VinFast và sản xuất thiết bị điện tử VinSmart. Từ đó, tập đoàn này có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết dịch thuật lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiết khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử.

Các nhà máy của VinFast và VinSmart có thể đạt công suất 10.000 máy thở mỗi tháng. Trước mắt, Vingroup sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.

Ngoài hoạt động liên quan đến sản xuất máy thở, Forbes cho biết trước đó Vingroup đã cam kết tài trợ 4,3 triệu USD cho các thiết bị y tế và xét nghiệm thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như ủng hộ cho hoạt động nghiên cứu sản xuất vaccine.

Ngoài ra, Vincom, công ty bán lẻ trong hệ thống Vingroup, cũng phân bổ khoảng 13 triệu USD để hỗ trợ những người thuê nhà bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Theo thống kê của Forbes, tính đến ngày 16/4/2020, tổng giá trị tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đạt 6 tỷ USD.

Được biết, trong "bảng vàng" tôn vinh những nhân vật, doanh nghiệp tiêu biểu đóng góp vào công cuộc chống dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra tại khu vực châu Á, ngoài tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhiều tên tuổi lãnh đạo tầm cỡ của các quốc gia khác cũng xuất hiện như Jack Ma của Alibaba, Robin Li của Baidu, Chung Mong-koo của Hyundai, hay Ma Hueteng của Tencent...

Trên bình diện thế giới, 3 nhân vật đang đóng góp nhiều nhất cho cuộc chiến chống Covid-19 tính đến ngày 16/4 là đồng sáng lập, CEO trang mạng Twitter - Jack Dorsey (khoảng 1 tỷ USD), ông "vua phần mềm" của Ấn Độ, chủ tịch Tập đoàn Wipro Limited - Azim Hashim Premji (132 triệu USD) và tỷ phú Bill Gates (105 triệu USD).

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19
Tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020, vững vàng ở vị trí Top 3 thị trường giữa lúc đại dịch Covid-19 gây sóng gió cho nền kinh tế toàn thế giới - những bước tiến thần tốc đó của điện thoại thương hiệu Việt - Vsmart - đang là động lực để các doanh nghiệp cùng vượt qua thách thức...
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 1.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 2.

Dịch Covid-19 đang tô những mảng xám lên bức tranh kinh tế toàn cầu. Từ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho tới mọi mặt của đời sống xã hội đều không nằm ngoài sự càn quét của "cơn lốc xoáy" Covid-19. Thế nhưng, giữa bức tranh trầm lắng ấy, thị trường lại ghi nhận điểm sáng hiếm hoi đến từ ngành chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam trước đây – ngành sản xuất điện thoại thông minh.

Theo công bố mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường GfK, điện thoại Vsmart vừa xác lập kỳ tích chưa từng có khi chính thức đạt cột mốc 16,7% thị phần smartphone Việt Nam ở tuần cuối tháng 3/2020, tương ứng mức tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020. Sự tăng trưởng thần kỳ của dòng điện thoại mang thương hiệu Việt Vsmart chỉ sau 15 tháng ra mắt sản phẩm khiến ngay cả những người trong nghề lâu năm cũng phải kinh ngạc.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 3.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 4.

Nhìn vào thống kê từ GfK, tháng 8/2019, Vsmart chỉ chiếm 1,4% thị phần lượng máy bán ra của ngành hàng smartphone tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Vsmart đã bứt phá như một vận động viên chạy nước rút đầy quyết tâm, tăng trưởng đều đặn lên 2,1% trong tháng 9, tháng 10 - 2,3%, tháng 11 - 6%, tháng 12 - 6,6%, tháng 1/2020 - 7,7%, tháng 2 - 11,2% và xác lập đỉnh mới 16,7% tại tuần thứ tư tháng 3.

Đặc biệt hơn, từ tháng 2/2020, Vsmart lần đầu tiên vượt qua "cột mốc sinh tử" - 10% thị phần - để chiếm vị trí thứ 3 trên thị trường.

Nói 10% thị phần điện thoại Việt là "cột mốc sinh tử" bởi từ 2016 đến nay, chưa một hãng nào đứng thứ 3 thị phần có thể vươn lên mốc 2 con số, dù đó đều là những "cây đa cây đề" trong làng smartphone thế giới... Trong ngành sản xuất kinh doanh ĐTDĐ tại Việt Nam, đây là một cột mốc quan trọng, bởi thương hiệu nào lên được mốc này sẽ được coi là thuộc Top trên với những cuộc đua ở một đẳng cấp khác. Khi một hãng nào có dấu hiệu tách tốp - tiến dần đến 10% - đều gặp phải sự "phản công" gắt gao của đối thủ bằng nhiều hình thức giành thị trường khác nhau.

Tuy nhiên, cú bứt tốc ngoạn mục của Vsmart nhanh và mạnh mẽ tới độ không thể ngăn cản. Vsmart đã kết hợp giữa việc tung chương trình hỗ trợ khách hàng và chinh phục thị trường bằng chất lượng sản phẩm vượt trội. Các chuyên gia trong ngành nhận định, dù là một "tân binh", nhưng Vsmart đã chơi theo cách chơi đẳng cấp của một "ông lớn" và một vị trí tốp trên dành cho thương hiệu smartphone Việt là kết quả hoàn toàn xứng đáng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 5.

Là hãng điện thoại Việt duy nhất hiện nay sở hữu nhà máy sản xuất hiện đại hàng đầu khu vực, không có gì ngạc nhiên khi Vsmart tạo ra cơn sốt ngay thời điểm trình làng 4 mẫu điện thoại đầu tiên. Tò mò được trải nghiệm, hồ hởi về dòng điện thoại Việt đúng nghĩa, có thể nói Vsmart đã thành công trước khi điện thoại đến tay người tiêu dùng.

Nhưng, để một hãng điện thoại thành công, chỉ bằng "tình yêu nước" của khách hàng liệu có đủ? Trước Vsmart, cũng không ít hãng điện thoại Việt ra đời với sự kỳ vọng rất lớn từ khách hàng nhưng đến giờ vẫn chưa hề có xếp hạng trên báo cáo của GfK. Nói vậy để thấy, thương hiệu Việt có thể là lợi thế ban đầu, song, để là công thức thành công thì không!  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 6.

Vậy đâu là công thức thành công, ít nhất cho đến hiện tại của Vsmart? Những người am hiểu thị trường smartphone đều có chung nhận xét: đó là việc thực hiện xuyên suốt công thức đưa ra thị trường điện thoại có cấu hình vượt trội trong mọi phân khúc, với mức giá tốt "không tưởng". 

Là đơn vị phân phối nhiều điện thoại Vsmart nhất ra thị trường, ông Phùng Ngọc Tuyên - Giám đốc ngành hàng viễn thông di động tại Thế Giới Di Động nhắc lại câu những chuyện chiếc Vsmart Live và Joy 3 là những smartphone Việt đầu tiên "cháy hàng" - điều chưa bao giờ xảy ra, để thấy Vsmart ngay từ đầu đã đi vào thực chất như thế nào.

"Từ khi xuất hiện trên thị trường, điện thoại Vsmart đã chiếm ưu thế đặc biệt về giá", lãnh đạo Thế Giới Di Động cho hay.

Trong khi đó, vlogger nổi tiếng chuyên reviews các sản phẩm công nghệ Trần Xuân Vinh cho rằng, với việc tái định vị chiếc Vsmart Live hay "cơn sốt" Joy 3 với 12.000 máy được bán ra trong 14h đầu mở bán, đã cho thấy Vsmart không chỉ tung ra những "cú đấm thép" đẳng cấp để chiếm lĩnh thị trường, mà quan trọng hơn là đã mang những sản phẩm công nghệ cao đến với phần đông khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Số liệu từ GfK ghi nhận, cứ 10 chiếc smartphone phân khúc dưới 2 triệu đồng bán ra thì có tới 7 chiếc là Vsmart. Việc Vsmart thúc đẩy gia tăng tỷ trọng điện thoại thông minh ở phân khúc phổ thông góp phần phổ cập công nghệ, nâng tầm trải nghiệm và cơ hội sở hữu sản phẩm chất lượng cao cho đông đảo người Việt. Nhìn từ góc độ kinh doanh, đây cũng là chiếc lược rất thông minh dịch thuật khi Vsmart thu hút lượng người dùng đông đảo chuyển từ feature phone (điện thoại cơ bản chỉ nghe gọi) lên smartphone.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 8.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 9.

Kì tích của Vsmart đạt được càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh kinh tế chao đảo bởi đại dịch Covid-19, khiến nhiều người gọi Vsmart như là biểu tượng của bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong thời kì khó khăn.

Lý giải ở góc độ thị trường, nhiều chuyên gia đồng tình rằng, Vsmart đã tìm được những cơ hội trong bối cảnh khó khăn chung để bứt tốc. Bên cạnh đưa ra các sản phẩm với chất lượng và giá vượt trội, Vsmart còn tự tạo chuẩn mực mới trong việc chăm sóc khách hàng, coi người tiêu dùng là trung tâm của tất cả các sản phẩm dịch vụ.

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 10.

Chính vì thế, Vsmart là smartphone hiếm hoi vẫn có lượng tiêu thụ tốt khi thị trường đồng loạt sụt giảm. Nói như ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc kinh doanh CellPhoneS, Vsmart vừa là nguồn lực hỗ trợ các nhà bán lẻ trong việc duy trì doanh thu mùa dịch, vừa là nguồn động viên về tinh thần - ý chí vượt qua khó khăn.

Cột mốc vị trí thứ 3 trên thị trường của Vsmart không chỉ khẳng định vị thế mới của điện thoại thương hiệu  "Make in Vietnam" mà còn là là tín hiệu đáng tự hào khi Việt Nam có những sản phẩm cạnh tranh sòng phẳng với các hãng di động nổi tiếng trên thế giới. Với Vsmart, ước mơ về một nền công nghiệp tự chủ sản xuất thiết điện tử thông minh nói chung, điện thoại thông minh nói riêng đang dần trở thành hiện thực. Và trên tất cả, người tiêu dùng Việt Nam thực sự trở thành những người được hưởng lợi cuối cùng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 11.
Trung Kiên
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ


Bình luận

Vợ chồng Bill Gates đã tích trữ thực phẩm trong tầng hầm từ nhiều năm trước, vì đoán biết đại dịch như Covid-19 kiểu gì cũng xảy ra

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân ở khắp nơi trên thế giới đã đổ xô tích trữ một số sản phẩm như đồ ăn và giấy vệ sinh do lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Thế nhưng, ít ai biết rằng vợ chồng tỷ phú Bill và Melinda Gates đã bắt đầu dự trữ thực phẩm trong tầng hầm của họ trước khi dịch Covid-19 xảy ra.

Vợ chồng Bill Gates đã tích trữ thực phẩm trong tầng hầm từ nhiều năm trước, vì đoán biết đại dịch như Covid-19 kiểu gì cũng xảy ra - Ảnh 1.

Ngày 16/4 vừa qua, bà Melinda chia sẻ với BBC Radio Live: "Vài năm trước, chúng tôi từng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu không có nước sạch và thức ăn? Chúng ta sẽ phải đi đâu, làm gì với tư cách là một gia đình? Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng mình cần chuẩn bị một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định nếu có biến cố xảy ra.

Gia đình tôi đã mua một ít đồ ăn để ở tầng hầm phòng khi cần dùng đến và thời điểm hiện tại cũng như vậy. Tất nhiên, chúng tôi không thể chuẩn bị trước một loại thuốc hay vắc-xin cụ thể nào bởi đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng Covid-19. Đây là đại dịch mà tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng.

Gần đây, trong các bữa tối, chúng tôi đều nói đến việc mình đã may mắn như thế nào khi có thể quây quần bên nhau và thưởng thức bữa ăn thay vì phải vật lộn từng bữa như rất nhiều gia đình khác đang chịu ảnh hưởng dịch thuật của đại dịch".

Từ tận năm 2010, Bill Gates đã cảnh báo về một đại dịch trong một bài đăng trên blog sau khi dịch cúm H1N1 bùng phát năm 2009. Tại một sự kiện do Hiệp hội Y khoa Massachusetts và Tạp chí Y học New England (NEJM) tổ chức vào tháng 4/2018, vị tỷ phú từng nói rằng thế giới chưa sẵn sàng cho một đại dịch như vậy, thứ sẽ khiến tất cả mọi người phải lo lắng. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta cần chuẩn bị cho đại dịch nghiêm túc như cách chuẩn bị cho một cuộc chiến".

Nhà đồng sáng lập Microsoft dường như đã trải qua sự chuẩn bị như vậy từ khi còn nhỏ: Ông lớn lên trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh lạnh. Gia đình ông có một cái thùng chứa đầy lon thức ăn và nước uống trong tầng hầm để đề phòng bất trắc.

Tỷ phú 67 tuổi chia sẻ trong một cuộc trò chuyện năm 2015: "Khi còn nhỏ, thảm họa mà chúng tôi lo lắng nhất là chiến tranh hạt nhân. Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ đi xuống hầm để trú ẩn và sử dụng những thứ đã chuẩn bị từ trước. Còn ngày nay, nguy cơ thảm họa toàn cầu lớn nhất không phải chiến tranh hạt nhân, mà thay vào đó là virus gây bệnh truyền nhiễm.

Tính đến ngày 17/4, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế giới ghi nhận hơn 2,1 triệu trường hợp nhiễm bệnh và hơn 145.000 ca tử vong. Trong đó, Mỹ đang dẫn đầu với 677.056 người nhiễm và 34.580 người tử vong.

Ngày 15/4 vừa qua, quỹ Bill & Melinda Gates cho biết họ sẽ hỗ trợ thêm 150 triệu USD cho công tác phòng chống đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, qua đó, nâng tổng số tiền cam kết của tổ chức này lên 250 triệu USD. Bên cạnh đó, tỷ phú Bill Gates còn cam kết đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng 7 nhà máy để tìm ra vắc-xin phòng bệnh sớm nhất có thể.

BST đồ hiệu bóc giá đến đâu "phỏng tay" đến đó của Lisa: Món "bình bình" cỡ 500 triệu, món đắt nhất tận hơn 1 tỷ!

Lisa diện đồ hiệu thì Blinks nào cũng biết nhưng không phải ai cũng để ý nhìn lại các item xa xỉ hàng đầu mà nàng rapper Thái lăng xê. Theo Mnet TMI News, thì Lisa xếp thứ 6 trong danh sách những idol từng đeo trang phục/phụ kiện đắt tiền nhất. Dĩ nhiên, các fan còn tự hào hơn về đoá hồng Black Pink khi chẳng những diện loạt item giá trị, đẳng cấp mà còn toát lên khí chất sang chảnh nữa cơ mà.

BST đồ hiệu bóc giá đến đâu phỏng tay đến đó của Lisa: Món bình bình cỡ 500 triệu, món đắt nhất tận hơn 1 tỷ! - Ảnh 1.

Lisa có đến 2 chiếc túi Hermès, một chiếc Kelly khoảng 510 triệu…

BST đồ hiệu bóc giá đến đâu phỏng tay đến đó của Lisa: Món bình bình cỡ 500 triệu, món đắt nhất tận hơn 1 tỷ! - Ảnh 2.

…và một chiếc Birkin giá gần 460 triệu đồng.

Nhưng túi hiệu chỉ là một phần trong tủ đồ sang chảnh của Lisa thôi, vì cô nàng còn sở hữu cả bộ sưu tập đồng hồ giá "trên trời" đáng nguõng mộ.

BST đồ hiệu bóc giá đến đâu phỏng tay đến đó của Lisa: Món bình bình cỡ 500 triệu, món đắt nhất tận hơn 1 tỷ! - Ảnh 3.

Chiếc đồng hồ dịch thuật Rolex đính kim cương được nàng thơ Prada lăng xê có giá tận 755 triệu đồng. Mức giá quá đắt cho một món phụ kiện nhưng lại hoàn toàn xứng tầm với Lisa.

BST đồ hiệu bóc giá đến đâu phỏng tay đến đó của Lisa: Món bình bình cỡ 500 triệu, món đắt nhất tận hơn 1 tỷ! - Ảnh 4.

Một chiếc đồng hồ vàng khác cũng đến từ thương hiệu cao cấp Thuỵ Sĩ mà Lisa ưu ái có giá đắt tương đương là 740 triệu đồng.

BST đồ hiệu bóc giá đến đâu phỏng tay đến đó của Lisa: Món bình bình cỡ 500 triệu, món đắt nhất tận hơn 1 tỷ! - Ảnh 5.

Là gương mặt vàng tại các sự kiện thời trang nên Lisa dĩ nhiên được nhãn hàng ưu ái. Điển hình là nữ idol nhà YG từng diện những món trang sức xa xỉ của "ông lớn" Bvlgari. Trong đó, đồng hồ vàng giá 635 triệu, vòng tay gần 480 triệu đồng.

BST đồ hiệu bóc giá đến đâu phỏng tay đến đó của Lisa: Món bình bình cỡ 500 triệu, món đắt nhất tận hơn 1 tỷ! - Ảnh 6.

Và đúng là không hổ danh nàng thơ của Celine, Lisa từng được khoác lên mình chiếc áo giá 520 triệu đồng.

BST đồ hiệu bóc giá đến đâu phỏng tay đến đó của Lisa: Món bình bình cỡ 500 triệu, món đắt nhất tận hơn 1 tỷ! - Ảnh 7.

Nhưng thiết kế áo blouse đính sequin kì công mới là món đồ đắt nhất của thành viên Black Pink khi có giá tận hơn 1 tỷ. Thế mới nói, Lisa thật đúng là idol có trong tay tất cả, không muốn "ghen tị" cũng khó.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào?

Mới đây, những hình ảnh được cho là tiền điện tử của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã được tờ SCMP đăng tải. Nguồn tin thân cận của tờ báo này cũng xác nhận hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang thử nghiệm đồng tiền này trong nhiều tháng qua.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 1.

Bức ảnh cho thấy ứng dụng tiền điện tử của Trung Quốc có một số chức năng cơ bản tương tự các nền tảng thanh toán trực tuyến khác như Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent, cho phép người dùng thanh toán, nhận cũng như chuyển tiền. Chức năng "touch and touch" cho phép 2 người dùng chạm điện thoại của họ vào nhau để thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Nếu đây là sự thật, Trung Quốc sẽ là cường quốc đầu tiên trên thế giới có ngân hàng trung ương chính thức phát hành tiền điện tử nhằm kiểm soát nền kinh tế cũng như thị trường tiền ảo đang diễn biến phức tạp.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, nỗi lo lây lan dịch Covid-19 qua tiền mặt và các lệnh cách ly cũng thúc đẩy PBOC xem xét phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến bao gồm tiền điện tử.

Việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến Trung Quốc hạn chế các loại tiền số khác. Ngoài ra trái với những dạng tiền ảo như Bitcoin, tiền điện tử của PBOC nếu được phát hành sẽ ổn định hơn do neo vào đồng Nhân dân tệ.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia vẫn đặt nghi vấn về ảnh hưởng của tiền điện tử với các ngân hàng thương mại, các công ty có dịch vụ thanh toán trực tuyến như Ant Financial của Alibaba hay Tencent Holdings.

1. Kế hoạch phát hành tiền

Hiện chưa có một thông tin cụ thể nào về việc phát hành tiền số nhưng theo hãng tin Bloomberg cùng các tuyên bố của những quan chức PBOC, cá nhân và doanh nghiệp có thể tải một ví điện tử về smartphone của họ sau đó tùy ý sử dụng tiền điện tử tương ứng số tiền có trong ngân hàng thương mại. Họ có thể sử dụng tiền điện tử này với bất kỳ ai có ví điện tử.

2. Môi trường thanh toán trực tuyến

Trung Quốc đang là một trong những nước đi tiên phong về thanh toán trực tuyến, hay một xã hội không tiền mặt. Thậm chí những quán ăn nhỏ ven đường tại các thị trấn miền quê cũng ưa thích sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến hơn tiền mặt.

Trong quý I/2019, các ứng dụng thanh toán trực tuyến của Trung Quốc đã giao dịch 59 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 8,3 nghìn tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 50% trong số đó thuộc về Ant Financial của Alibaba, 1/3 thuộc về Wechat của Tencent.

Trong khi đó, số liệu của PBOC cho thấy tổng giao dịch không tiền mặt năm 2018 của nước này đạt tới 3,8 triệu tỷ (Quadrillion) Nhân dân tệ.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 3.

Có thể nói xu thế xã hội không tiền mặt tại Trung Quốc là điều đang diễn ra phổ biến tại các nền kinh tế phát triển. Tại các nước phát triển như Thụy Điển, khảo sát của ngân hàng trung ương cho thấy chỉ có 13% số người dân thanh toán bằng tiền mặt, thấp hơn mức 39% của năm 2010.

3. Tại sao PBOC làm vậy?

Đầu tiên, Trung Quốc muốn thúc đẩy một xã hội không tiền mặt để có thể dễ dàng tra soát hoạt động rửa tiền cũng như các hành vi phạm pháp khác.

Tiếp đó, động thái phát hành tiền điện tử sớm có thể giúp Trung Quốc đối phó với khả năng bị áp đặt các tiêu chuẩn được thiết kế bởi bên khác nếu sử dụng những đồng tiền ảo như Bitcoin.

Ngoài ra, việc một số công ty như Facebook phát hành các loại tiền ảo như Libra đang thúc đẩy sức mạnh của đồng USD cùng như suy giảm khả năng kiểm soát hệ thống tài chính của Trung Quốc. Bởi vậy một đồng tiền điện tử chính thức do PBOC phát hành là điều hợp lý.

4. Có phải tiền ảo?

Theo Bloomberg, tiền điện tử do PBOC phát hành không phải tiền ảo. Thông thường những loại tiền ảo như Bitcoin không có sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào, hệ thống Blockchain sẽ xác nhận và tính toán các giao dịch. Hoạt động giao dịch tiền ảo thậm chí chẳng cần những bên trung gian như các ngân hàng trung ương để xác nhận.

Bởi vậy, tiền ảo thường biến động lớn về giá trị và chẳng mấy thích hợp trong các giao dịch hàng ngày. Thay vào đó, chúng được các băng đảng ưa thích sử dụng như hoạt động rửa tiền hoặc đầu cơ.

Đối với đồng Libra của Facebook, chúng cũng được coi là tiền ảo nhưng ổn định hơn do neo vào những đồng tiền mạnh như USD, Euro, Yên... dù vẫn được xử lý bằng Blockchain và không qua ngân hàng trung ương nào.

Hiện tại, PBOC vẫn chưa xác định đồng tiền điện tử mới có sử dụng Blockchain để xử lý giao dịch hay không.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 4.

  5. Tại sao không dùng tiền ảo hiện có?

Trung Quốc đã cấm tiền ảo cũng như việc gọi vốn bằng tiền ảo từ năm 2017 nhằm giữ ổn định cho hệ thống tài chính và đối phó với nạn tín dụng đen. Mặc dù tiền ảo vẫn được lén lút giao dịch ở Trung Quốc nhưng chúng bị kiểm soát chặt hơn.

Thêm nữa, tiền ảo hiện có trên thị trường Trung Quốc có thể dễ dàng chuyển ra nước ngoài mà không được kiểm soát, tạo nên sự mất ổn định và phá giá đồng Nhân dân tệ.

6. Blockchain

Trung Quốc vẫn đang cân nhắc việc có nên sử dụng Blockchain để quản lý giao dịch tiền điện tử hay không bởi nhiều chuyên gia lo lắng công nghệ này không đủ an toàn để xử lý khối lượng giao dịch trực tuyến vô cùng lớn tại đây.

Vào ngày lễ độc thân năm 2018, giao dịch trực tuyến tại Trung Quốc đạt đỉnh 92.771 hóa đơn thanh toán online mỗi giây, cao hơn rất nhiều so với khả năng xử lý của hệ thống Blockchain của Bitcoin.

7. Tính bảo mật

PBOC cho biết họ sẽ cân bằng giữa việc bảo vệ danh tính người dùng với nỗ lực đối phó các tội phạm về tài chính trong tiền điện tử. Hiện mọi người vẫn chưa rõ điều này có ý nghĩa gì nhưng PBOC nói rằng họ sẽ không tiết lộ hoàn toàn thông tin người sử dụng tiền điện tử với các ngân hàng.

Dẫu vậy, danh tính cá nhân sẽ bị gắn chặt với ví điện tử, qua đó giúp các cơ quan chức năng tra soát khi cần thiết.

8. Khi nào phát hành?

Theo Bloomberg, PBOC sẽ sớm phát hành tiền điện tử rộng rãi ra thị trường. Trên thực tế từ năm 2014, PBOC đã nghiên cứu kế hoạch dịch thuật tiền điện tử và tuyển dụng nhiều chuyên gia trong ngành để phát triển đề án này.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 5.

9. Người dân có sử dụng?

Rất khó để nói trước rằng liệu người Trung Quốc có sử dụng đồng tiền điện tử do PBOC phát hành hay không. Theo lý thuyết, ví điện tử để sử dụng đồng tiền điện tử của PBOC cũng chẳng khác gì các ví điện tử của Alipay hay Wechat. Trong khi đó, các ví điện tử hiện có của các công ty tư nhân còn bao gồm nhiều ứng dụng thú vị như mạng xã hội, thương mại điện tử, gọi xe taxi, đầu tư, vay tiền...

Chuyên gia Da Fonghei của Neo cho biết ông không thấy có bất cứ nguyên nhân gì để người dân chuyển từ ứng dụng thanh toán như Alipay sang ví điện tử của PBOC, trừ phi chính phủ bắt buộc.

10. Ngân hàng sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Tiền điện tử chủ yếu sẽ chỉ ảnh hưởng đến thủ tục làm sổ sách của ngân hàng mà không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh. Tiền điện tử sẽ không được tính vào trong rổ tiền tiết kiệm tại ngân hàng bởi chúng thực chất là tiền đang được lưu thông chứ không phải tiền mà ngân hàng có thể sử dụng để cho vay.

Các ngân hàng thương mại cũng phải đặt cọc 100% lượng tiền dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương để sử dụng tiền điện tử của PBOC.

Ngoài ra, việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến PBOC phải tăng cường công tác xử lý dữ liệu cũng như trả lời các thắc mắc do người dân mới sử dụng.

11. Ảnh hưởng kinh tế

Theo Bloomberg, ảnh hưởng của tiền điện tử đến nền kinh tế sẽ không diễn ra ngay. Mục đích chính của PBOC là thay thế tiền mặt bằng tiền điện tử nên chúng sẽ không ảnh hưởng đến lượng cung tiền cũng như nhiều chính sách tiền tệ khác.

Báo cáo của PBOC năm 2018 cho thấy nếu tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi nhưng vì lý do khủng hoảng, người dân tiết kiệm tiền mặt nhiều hơn mà không gửi ngân hàng thì tình hình vẫn có thể kiểm soát được. Thậm chí, chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng tiền điện tử như một kênh phi truyền thống để điều tiết thị trường.

Ví dụ, chính phủ Trung Quốc có thể yêu cầu các ngân hàng xác định thông tin chi tiết về lãi suất, mục đích, đối tượng cho các khoản tín dụng bằng tiền điện tử, qua đó kiểm soát và điều tiết tốt hơn các chính sách.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng việc phát hành tiền điện tử sẽ giúp Trung Quốc có thêm các lựa chọn về chính sách tiền tệ. Ví dụ họ có thể áp dụng lãi suất âm dễ dàng hơn khi người dân không gửi tiền trong ngân hàng theo cách truyền thống.

Đòi chia tay vì phát hiện quá khứ chuyên "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" của bạn trai võ sư, cô gái bị đánh đập đến mức sang chấn tâm lý

Tháng 9 năm ngoái, Abbi Haney bắt đầu mối quan hệ với Dominic McCluskey (24 tuổi) mà không hề biết rằng hắn có một quá khứ bất hảo khi phải ngồi tù vì tội tấn công bạn gái cũ. 

Bởi Dominic dùng một cái tên giả để tiếp cận và làm quen với Abbi.

6 tuần sau đó, Abbi phát hiện ra tên thật của bạn trai là Dominic Luke (không phải Dominic McCluskey). 

Cô vội vàng tìm kiếm trên Google và bị "sốc toàn tập" trước những gì hắn đã làm với người yêu cũ, cô Brogan Sloan, hiện 25 tuổi, đang sống ở Gateshead. Hắn đã phải ngồi tù 13 tháng, bắt đầu từ tháng 9 năm 2016 vì tội hành hung người khác.

Đòi chia tay vì phát hiện quá khứ chuyên thượng cẳng chân hạ cẳng tay của bạn trai võ sư, cô gái bị đánh đập đến mức sang chấn tâm lý - Ảnh 1.

Tên Dominic Luke dùng tên giả để che giấu quá khứ bất dịch thuật hảo.

Abbi không muốn mình là nạn nhân tiếp theo nên nói lời chia tay với Dominic. Không ngờ, 2 ngày sau, chính Abbi cũng trở thành nạn nhân của hắn. Dominic đã tấn công Abbi điên cuồng ngay trên giường ngủ.

Tại Tòa án Newcastle Crown Court, Abbi cho biết cô đã nghĩ rằng “mình sẽ chết” trong 30 phút tấn công kinh hoàng đó. Hiện cô phải rời khỏi nhà và bị chấn thương tâm lý sau khi bị hành hung dã man.

Đòi chia tay vì phát hiện quá khứ chuyên thượng cẳng chân hạ cẳng tay của bạn trai võ sư, cô gái bị đánh đập đến mức sang chấn tâm lý - Ảnh 2.

Bạn gái cũ, cô Brogan Sloan, từng là nạn nhân của tên võ sư này.

Công tố viên Rachael Glover cho biết Abbi đã gặp tên võ sư vũ phu 24 tuổi này vào một đêm đi chơi. Hắn lấy tên giả để che giấu quá khứ từng tấn công Brogan.

"Vào ngày 1/11, cô gái này đã biết được họ thật của bạn trai là Luke, không phải McCluskey. Cô ấy cảm thấy có điều gì đó rất lạ. 

Cô tìm kiếm thông tin trên mạng và đọc được các thông tin về bạn gái cũ của Dominic từng bị chính tên này bạo hành nên quyết định chấm dứt mối quan hệ", Glover nói.

Đòi chia tay vì phát hiện quá khứ chuyên thượng cẳng chân hạ cẳng tay của bạn trai võ sư, cô gái bị đánh đập đến mức sang chấn tâm lý - Ảnh 3.
Đòi chia tay vì phát hiện quá khứ chuyên thượng cẳng chân hạ cẳng tay của bạn trai võ sư, cô gái bị đánh đập đến mức sang chấn tâm lý - Ảnh 4.
Đòi chia tay vì phát hiện quá khứ chuyên thượng cẳng chân hạ cẳng tay của bạn trai võ sư, cô gái bị đánh đập đến mức sang chấn tâm lý - Ảnh 5.

Những hình ảnh cho thấy Brogan bị đánh đập dã man hồi năm 2016.

Khoảng 3h45 phút sáng ngày 3/11, Dominic đã đến nhà Abbi và nổi cơn thịnh nộ khi điện thoại của cô gái đổ chuông. 

Hắn đã nâng chiếc giường cô gái đang ngồi lên, ném cô xuống sàn và úp cả giường lên người cô gái rồi giẫm đạp lên chiếc giường.

Bà Glover nói: "Cô ấy nói rằng cô ấy không muốn phóng đại nhưng cô ấy thực sự nghĩ rằng cô ấy sẽ chết. 

Cô ấy đã rất sợ hãi, chưa bao giờ sợ hãi như vậy trong đời. Cô ấy đã rất đau đớn và nó không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn cả về tinh thần. 

C ô ấy không bao giờ muốn gặp lại hắn nhưng muốn biết tại sao hắn lại làm điều khủng khiếp đó, cô ấy đã làm gì mà phải chịu đau đớn như vậy".

Abbi sau đó đã phải chuyển nhà vì cô không cảm thấy an toàn sau những gì đã xảy ra. Tên Dominic đã thừa nhận hành vi của mình và bị kết án 21 tháng tù, phải bồi thường số tiền tương đương 200 giờ làm việc.

Sau khi biết được câu chuyện, nạn nhân đầu tiên của Dominic, Brogan, cũng lên tiếng ủng hộ giúp Abbi đòi lại công bằng.

Brogan nói: "Tôi rất tiếc khi biết Dominic đã làm điều này với người khác. Tôi nghe nói anh ta đã dối trá về việc anh ta thực sự là ai. Giá mà cô ấy biết được sự thật sớm hơn. 

Tôi rất lấy làm tiếc khi thấy cô ấy cũng phải trải qua những điều kinh hoàng như tôi". Brogan đã mất 1 răng cửa và 2 mắt thâm tím sau khi bị gã đàn ông vũ phu đó đánh đập năm 2016.

Sở hữu nhiều công nghệ thời thượng, Realme 6 là smartphone đáng mua nửa đầu năm 2020!

Realme 6 cũng là điều bất ngờ mà Realme dành tặng cho người dùng trong giai đoạn khó khăn chung của đất nước. Bỏ ra chi phí dễ chịu để đổi lại nhiều thông số cấu hình ấn tượng.

Màn hình đục lỗ duyên dáng – đỉnh cao với tần số quét 90Hz

Realme đã mạnh tay nâng cấp màn hình trên Realme 6 với kích thước 6.5 inches, độ phân giải Full HD+ và sử dụng dạng đục lỗ duyên dáng thay vì giọt nước như các thế hệ trước. Vị trí camera selfie được đặt lệch về phía bên trái mang lại cảm giác toàn vẹn hơn, không gian hiển thị rộng hơn nhờ các viền được tinh giảm, xem video và chơi game "đã" hơn rất nhiều. Thiết kế màn hình đục lỗ cũng là xu hướng chủ đạo của smartphone năm 2020.

Sở hữu nhiều công nghệ thời thượng, Realme 6 là smartphone đáng mua nửa đầu năm 2020! - Ảnh 1.

Màn hình đục lỗ, tần số 90Hz giúp Realme 6 lấn lướt các đối thủ cạnh tranh

Yếu tố mà Realme 6 tỏ ra lấn lướt các đối thủ trong tầm giá là tần số quét được nâng lên 90Hz (ngang ngửa một số mẫu smartphone cao cấp), gấp rưỡi so với mức 60Hz thông thường. Ngay cả những thao tác vuốt điều hướng, chuyển nhanh giữa các ứng dụng, màn hình chính, các hiệu ứng chuyển cảnh, duyệt web đều mượt mà hơn nhờ tần số quét 90Hz. Bên cạnh đó, Realme 6 vẫn giữ được màu sắc rực rỡ, góc nhìn rộng nhờ tấm nền IPS chất lượng cao.

Chụp ảnh đa dạng, chất lượng nhờ bộ 4 camera độ phân giải cao

Realme mở đầu kỷ nguyên 4 camera ở phân khúc tầm trung và đây là giai đoạn hãng hoàn thiện với sản phẩm mới. Realme 6 được trang bị 4 camera bao gồm cảm biến chính độ phân giải 64MP, cảm biến góc siêu rộng 8MP, cảm biến macro 2MP và cảm biến đơn sắc 2MP. Với thuật toán kết hợp hệ thống cảm biến, Realme 6 cho chất lượng ảnh hoàn hảo và đa dạng trong nhiều môi trường, khung cảnh, chủ thể khác nhau.

Sở hữu nhiều công nghệ thời thượng, Realme 6 là smartphone đáng mua nửa đầu năm 2020! - Ảnh 2.

Realme 6 tiếp tục theo xu hướng 4 camera

Cảm biến chính 64MP mang đến hình ảnh chi tiết trong nhiều điều kiện ánh sáng, trong khi cảm biến góc siêu rộng sẽ giúp người dùng có nhiều bức ảnh trong không gian hẹp cũng như hiệu ứng cong "cực cool". Việc chụp ảnh chân dung xóa phông trên Realme 6 dễ dàng, chính xác, độ tương phản tốt hơn nhờ cảm biến đơn sắc 2MP. Còn với những ai luôn muốn tìm góc chụp mới lạ, cảm biến macro cho khả năng chụp gần khoảng cách 4cm là phương án đặc biệt khả thi.

Điểm mạnh nhất trên Realme 6 là ứng dụng camera đơn giản, dễ dùng và được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo AI mạnh mẽ. Máy cũng được nâng cấp lên chế độ Siêu chụp đêm 2.0 thách thức mọi hoàn cảnh khó nhất, thuật toán được tối ưu hóa, giảm nhiễu đa khung hình, cho ảnh chụp thiếu sáng rõ mà không cần đến chân máy.

Smartphone chuyên game nhờ hiệu năng mạnh mẽ

Realme 6 mạnh mẽ hơn thế hệ tiền nhiệm nhờ vi xử lý Helio G90T được sản xuất dành riêng cho các tác vụ chơi game đi kèm hai lựa chọn RAM 4GB/8GB và bộ nhớ trong 128GB. Vi xử lý Helio G90T mang đến tốc độ xử lý nhanh tất cả các tác vụ thông thường cho đến nặng như chơi game, chỉnh sửa video.

Sở hữu nhiều công nghệ thời thượng, Realme 6 là smartphone đáng mua nửa đầu năm 2020! - Ảnh 3.

Vi xử lý Helio G90T mang lại khả năng chơi game ấn tượng

Thử nghiệm với các tựa game phổ biến tại Việt Nam như PUBG Mobile VNG, Liên quân Mobile, Mobile Legend: Bang Bang VNG đều đạt mức thiết lập cao nhất ở độ phân giải Full HD+, cho tốc độ khung hình ổn định.

Điểm đáng chú ý là việc sử dụng vi xử lý hiệu suất mạnh mẽ nhất phân khúc tầm trung nhưng trong quá trình hoạt động, Realme 6 vẫn rất mát mẻ, không gây khó chịu cho người dùng nhờ hệ thống tản nhiệt cũng như tối ưu tốt từ nền tảng Realme UI mới nhất.

Thời lượng pin ấn tượng, sạc nhanh VOOC 4.0 tốt nhất thị trường

Realme 6 có đủ hai yếu tố mà dịch thuật một chiếc smartphone tầm trung luôn thiếu trong thời gian qua bao gồm thời lượng pin tốt và tốc độ sạc nhanh chóng. Viên pin 4.300mAh đủ để người dùng sử dụng máy xuyên suốt 1 ngày dài dù để màn hình ở tần số quét 90Hz.

Với các tác vụ thông thường, sử dụng 2 SIM để nghe gọi, Realme 6 có thể kéo dài lên tới hơn một ngày rưỡi sử dụng. Máy có thể đáp ứng hơn 6 giờ chơi game liên tục và hơn 12 giờ xem video thông qua Youtube với kết nối WiFi.

Sở hữu nhiều công nghệ thời thượng, Realme 6 là smartphone đáng mua nửa đầu năm 2020! - Ảnh 4.

Sạc VOOC 4.0 giúp Realme 6 đầy pin chỉ sau 62 phút

Để đảm bảo hoạt động thông suốt, liền mạch, Realme trang bị cho sản phẩm mới sạc VOOC 4.0 mới nhất với công suất lên tới 30W (5V/6A) cho thời gian sạc đầy chỉ trong 62 phút và 62% pin trong 30 phút sạc. Dù công suất cao nhưng sạc VOOC mới cũng tạo dấu ấn nhờ khả năng bảo vệ thiết bị ở mức cao nhất, đảm bảo nhiệt độ luôn được cân bằng, không gây khó chịu cho người dùng.

6 triệu đồng để sở hữu Realme 6 là xứng đáng?

Nhờ hiệu năng mạnh mẽ, màn hình 90Hz cao cấp, bộ 4 camera đa dạng, thời lượng pin tốt và sạc siêu nhanh VOOC 4.0, Realme 6 thực sự đáng để người dùng lựa chọn trong nửa đầu năm 2020. Không có nhiều các sản phẩm sở hữu những tính năng thời thượng, độc nhất ở tầm giá 6 triệu đồng.

Sở hữu nhiều công nghệ thời thượng, Realme 6 là smartphone đáng mua nửa đầu năm 2020! - Ảnh 5.

Có thể nói, Realme 6 đã được nhà sản xuất cung cấp những công nghệ và tính năng của dòng cao cho một sản phẩm mức giá tầm trung để hỗ trợ người dùng. Từ nay, khi đặt mua Realme 6 tại TGDĐ, người dùng chỉ phải chi ra 5,990,000 đồng – 7,990,000 đồng cho Realme 6 & 6 Pro. Đặc biệt, trong ba ngày 17, 18 và 19/04 sắp tới, bạn sẽ có cơ hội sở hữu smartphone mới này với mức giá đã tốt nay còn tốt hơn, nhờ chương trình giảm giá 600.000 đồng, áp dụng trả góp 0%.

Link tham khảo sản phẩm: https://www.thegioididong.com/dtdd/realme-6

"Họ gọi tôi là corona": Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người "dưới đáy xã hội"

Tầng lớp dưới cả tầng đáy

Có tất cả 4 tầng lớp xã hội chính thức ở Ấn Độ. Tầng cao nhất là Bramin, bao gồm các thầy tu và nhà tri thức. Tầng thứ 2 là Kshatriya, những nhà thống trị. Tầng thứ 3 là Vaishya, công-nông-thương. Và tầng thứ 4 là Shudra, đầy tớ.

Ngoài ra còn một tầng thứ 5 không chính thức, Dalit và Adivasi. Những người ở tầng thứ 5 này bị cả 4 tầng lớp trên khinh khi, xa lánh, phải chịu thiệt thòi về mọi mặt. Vào năm 1950, Ấn Độ chính thức xóa bỏ hệ thống phân cấp xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là trên bề mặt, vì hệ thống tồn tại suốt hơn 2000 năm vẫn đang hiện diện trong đời sống xã hội của dân Ấn Độ. Ngày nay trong Ấn Độ vẫn có khoảng 25% dân số là Dalit và Adivasi, rơi vào tầm 325 triệu người.

Người Dalit và Adivasi, Ấn Độ là đối tượng bị tổn thương vì Covid-19 nhiều nhất

Suốt nhiều thế kỷ, các Dalit và Adivasi chỉ có thể làm công việc nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh kiếm sống. Người Ấn Độ kỳ thị họ bẩn thỉu, luôn cố ý tránh xa. Toàn Ấn Độ có khoảng 600.000 làng mạc. Hầu hết các làng đều cắt ra một góc nhỏ biệt lập, cách xa khu tập trung dân cư làm nơi dành riêng cho người Dalit và Adivasi.

"Những góc này đều xa bệnh viện, ngân hàng, trường học…," - Paul Divakar, nhà hoạt động nhân quyền Dalit, Ấn Độ cho biết. "Khi Covid-19 bùng nổ, sợ rằng các gói viện trợ không đến nổi đây".

Ngày 25/3/2020, Ấn Độ thực hiện phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Người Dalit và Adivasi trong nhiều khu ổ chuột tách biệt, trong đó là nhóm 57 gia đình trên đỉnh đồi Vijayawada, Andhra Pradesh bị cấm túc. Họ thậm chí không được phép xuống đồi để mua thực phẩm, nhu yếu phẩm và thuốc men.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 2.

Polamma bụng bầu tháng thứ 9 bị cản đường, cấm tới tạp hóa mua đồ

Polamma đang mang thai tháng thứ 9 và có 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Cô bê cái bụng bầu to tướng, ì ạch đi bộ suốt 1km để đến cửa hàng tạp hóa gần nhất mua đồ. Giữa đường, Polamma bị mọi người dưới chân đồi chặn lối, đuổi về. "Chúng tôi bị nhốt ở đây như những tù nhân," – cô nói.

"Tôi đang sống gần một nhà máy chế biến sữa mà không có nổi một giọt cho con uống."

Bị từ chối cung cấp đồ bảo hộ

Từ năm 2017, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ đã ban hành chỉ thị, mọi công nhân vệ sinh đều phải được cung cấp trang phục bảo hộ cá nhân, chí ít cũng phải có khẩu trang và găng tay. Tuy nhiên theo Suryaprakash Solanke, lãnh đạo Hiệp hội Công nhân Dalit ở Mumbai, nhiều người dù đang là nhân viên dọn dẹp cho bệnh viện mà vẫn không được cung cấp trang phục bảo hộ.

"Họ đã dọn dẹp, cọ rửa các bệnh viện, khu dân cư, đường phố và nhà ga suốt nhiều năm,"- Solanke phản ánh. "Nhưng thay vì trao đồ bảo hộ và khen thưởng, mọi người lại tẩy chay họ."

Đáng ngại nhất là trong thời điểm Covid-19 hoành hành, các nhân viên vệ sinh người Dalit và Adivasi vẫn thiếu trang thiết bị bảo hộ. "Chúng tôi dọn dẹp phòng bệnh, giặt giũ quần áo bẩn của bệnh nhân suốt ngày mà chỉ được trả mỗi 8.500 rupee/tháng (khoảng 2,6 triệu VNĐ),"- Salvi, một nhân viên vệ sinh lên tiếng. "Và bây giờ, chúng tôi còn có nguy cơ bị lây bệnh cao hơn".

Salvi cũng sợ bị nhiễm Covid-19, không muốn đi làm nhưng lại không thể nghỉ dịch thuật vì vấn đề cơm áo. Công việc ấy là tất cả những gì cô có, để nuôi sống cả gia đình.

Cảnh sát Ấn Độ sẵn sàng dùng roi với những trường hợp vi phạm lệnh phong tỏa

Bên lề xã hội

Ngày 26/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nirmala Sitharaman tuyên bố tất cả các nhân viên trong ngành y tế đều được trợ cấp gói bảo hiểm y tế 3 tháng, riêng các nhân viên vệ sinh còn được hưởng gói bảo hiểm đặc biệt. Họ chỉ cần trình thẻ căn cước và thẻ nhân viên là hoàn tất thủ tục đăng ký.

Thế nhưng theo Trung tâm Tài nguyên Dalit Bahujan, vấn đề nằm ở chỗ có đến 22% lao động Dalit chưa được cấp chứng minh nhân dân, và 33% không được phát thẻ nhân khẩu. Những người này không thể tiếp cận bất cứ gói hỗ trợ bảo hiểm, tài chính hay thực phẩm nào hết.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 4.

Estheramma không có tài khoản ngân hàng để nhận tiền hỗ trợ

Một số Dalit là nhân viên vệ sinh chính thức, có chứng minh thư nhưng lại chưa được cấp thẻ nhân viên, ví dụ như Salvi. Cô không được phép lên xe buýt, phải lội bộ 90 phút tới chỗ làm. Vì quá vất vả, Salvi cố tiếp cận trưởng khoa, xin thẻ nhân viên. "Bà ấy cấm tôi tới gần và gọi bảo vệ đến lôi tôi đi. Trong mắt bà ta, tôi vốn là rác rưởi, và bây giờ thì còn ghê gớm hơn cả rác rưởi," – Salvi kể.

Chính phủ Ấn Độ cũng mới mở gói hỗ trợ tài chính trong 3 tháng cho phụ nữ nghèo, mỗi người được phát 500 rupee/tháng (khoảng 150.000 VNĐ), chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Song nhiều chị em Dalit và Adivasi, trong đó có Estheramma, lại không có số tài khoản, bởi cô chẳng có căn cước mà mở.

"Lẽ ra, các gói cứu trợ không nên quá cứng nhắc vấn đề thẻ nhận dạng," – nhà kinh tế Jayati Ghosh phàn nàn.

Nghe tin Covid-19, Sanoj Kumar-một Dalit đang làm việc tại lò gạch ở Tamil Nadu liền lên tàu về quê trước lệnh phong tỏa. Vừa xuống sân ga, anh đã bị cảnh sát lôi đến bệnh viện kiểm tra, sau đó ra lệnh tự cách ly tại nhà 14 ngày. Cứ 2 ngày một lần, nhân viên y tế lại đến khám. "Mỗi khi tôi thò mặt ra cửa, mọi người lại hét corona, corona kìa," - Kumar chua chát.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 5.

Sanoj Kumar bị gọi là "corona" khi định bước ra khỏi cửa

"Trước đây, họ chỉ tránh xa tôi vì tôi là dân Dalit nhưng bây giờ, họ còn gọi tôi là mầm bệnh nữa."

Chính phủ Ấn Độ đã hạ lệnh kéo dài giãn cách-cách ly xã hội đến hết ngày 3/5/2020. Sau 2 tuần, Polamma phải nhờ các nhà hoạt động Dalit và cảnh sát can thiệp thì mới vào được tiệm tạp hóa. Còn Salvi vẫn đi bộ đến chỗ làm, dọn dẹp vệ sinh bệnh viện trong tình trạng thiếu đồ bảo hộ.

Tham khảo: CNN